Khoá 26



Web Hình TVBQGVN
http://vobidfw.com/

Hình Picasaweb Của Nguyễn Hửu Xương (TQLC) K26/TVBQGVN
http://picasaweb.google.com/114590818802906647031/VoBiDaLat?gsessionid=7sYkIPdzWc75o22qYmWGtg


( Xem tóm tắt, giải thích ở trang "Guide KHUD Book" và cách dịch ra tiếng Việt ở "Trang chủ" cuối đề mục "Khoá 26" )

Chú ý:
Thứ nhất, khi bạn click chuột lên một hàng WEB LINE. Bạn đã sang một trang WEB khác.
Thứ hai, khi bạn muốn trở lại trang WEB NẦY, bạn ÐỪNG nên click trên dấu (X) ở thanh trên cùng. Mà bạn nên click vào dấu (< --) để đi ngược về trang trước.
Sau cùng, chúc các bạn trở về đúng trang và giải trí vui vẻ.





Life of a Vietnamese Family in France: The season Noel
(Do Nguyễn Định Quốc (BĐQ) K26/TVBQGVN thực hiện)
https://www.youtube.com/watch?v=ssUa1BWmXWY




Khu Người Việt Little Saigon - Quận Cam - Cali - California - Khu Người Việt Ở Mỹ
https://www.youtube.com/watch?v=C3fE6d9kyWY&feature=youtu.be

Melania Trump, Mẹ Nấm, Donald Trump và Hai Bà Trưng
http://danlambaovn.blogspot.com/2017/11/melania-trump-me-nam-donald-trump-va.html#more

Giã Từ Đà Lạt
(Của Hàn Đức Tuấn (PB) K26/TVBQGVN)
https://youtu.be/sky51snDIIQ




Kỷ Niệm Ngày Khóa 26 Ra Trường

Nhân kỷ niệm ngày Khóa 26 ra trường, trước hết tôi xin được thắp một nén hương để tưởng nhớ các bạn khóa 26, các phu nhân đã ra đi trước chúng tôi, sau xin gửi lại một bài viết đã đăng trên Đa Hiệu, nhưng mục đích để gợi lại một chút kỷ niệm của khóa, của tình bằng hữu chúng ta .
Giềng
Chim Biển Võ Bị
Ðào Quý Hùng K26
-----
“Em phải biết một đời trai du tử
Có khi nao chôn kiếm ngủ bên trời”(Trầm Kha). 
-----
   Buổi sáng ngày 18 tháng 1 năm 1974, tại vũ đình trường Lê Lợi truớc sự chứng kiến của Tổng Thống VNCH và các quan khách,175 sinh viên sĩ quan khóa 26 đã tuyên thệ để trở thành các tân sĩ quan hiện dịch xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. 22 tân thiếu úy về phục vụ hải quân, 15 về không quân, số còn lại được phân phối đến các binh chủng và sư đoàn. Cùng ngày, tại quần đảo Hoàng Sa, hải quân Trung Cộng đang bao vây các chiến hạm, lăm le tiến chiếm quần đảo này. Trong bài diễn văn, Tổng Thống đã nhấn mạnh đến tình hình nghiêm trọng của đất nước, nhắn nhủ và kỳ vọng vào các Tân Sĩ Quan. Cũng trong dạ tiệc tiếp tân mãn khóa, Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng Lâm Quang Thơ đã trấn an các tân sĩ quan, mong muốn lớp trẻ luôn luôn giữ vững truyền thống hào hùng, nối tiếp con đường các bậc đàn anh đã đi trước. Chúng tôi, nửa vui mừng vì vừa hoàn tất được chương trình huấn luyện dài đăng đẳng, môt chặng đường 4 năm 26 ngày với những kỷ luật sắt thép của một quân trường đứng hàng đầu, nửa lo âu cho tương lai trước mặt, cũng không khỏi luyến nhớ một số bạn không may phải ở lại thụ huấn thêm hoặc đã gãy gánh giữa đường.
   Sáng hôm sau, thức dậy thu xếp hành trang rời trường, lòng bâng khuâng khôn tả. Nhìn lại dãy hành lang gạch hoa chạy dài suốt doanh trại của hai đại đội, hồi tưởng mới ngày nào chập chững qua khỏi mùa tân khóa sinh, được mang Alpha, được đàn anh khóa 25 bàn giao cho mớ nùi giẻ và bột Nab, làm công tác vệ sinh doanh trại mỗi ngày, mà nay chỉ còn những giây phút ngắn ngủi nữa thôi, sẽ không còn được trông thấy nữa. Tản bộ ra trước sân cỏ trung đoàn, tôi cố thu hết vào tâm trí hình ảnh những dãy doanh trại SVSQ màu gạch đỏ quen thuộc, từ AB đến CD, EF, GH và phạn xá, đã chất chứa biết bao nhiêu là kỷ niệm. Từng toán đàn em đi ngang qua, giơ tay chào giã biệt. Nguyễn Văn Chung khóa 27, cùng làm hội quán đại đội với tôi khi chúng tôi còn ở ÐÐ F, hỏi đùa- “ Niên Trưởng có bàn giao lại phái đoàn mì xào cho ai chưa? ”. “Phái đoàn mì xào” tiếng lóng cợt giỡn để ám chỉ các cô bạn gái ở Ðà Lạt, thường hay vào trường thăm SVSQ dịp cuối tuần, khi bụng đói thì tụi tôi chỉ biết mời các cô vào câu lạc bộ Nhữ Văn Hải lót lòng mà có lẽ chỉ có món mì xào là được nhất thôi. Lương tháng SVSQ rất ít, tuy là ký sổ nhưng một cô thì còn đỡ, chứ đằng này, có cô kéo cả ba bốn cô bạn vào như cả một phái đoàn thì một chầu mì xào mỗi tuần cũng khốn đốn lắm thay...
   Cảm nghiệm sắp đến lúc chia tay, đám đàn em không còn nhìn khóa 26 chúng tôi bằng sự sợ sệt nữa nhưng chứa đựng một điều gì nuối tiếc xót xa. Tôi cố đè nén những cảm giác mông lung lẫn lộn trong tâm tư, lòng tự nhủ, tuy còn nhiều việc trước mặt phải lo, nhưng hãy tận hưởng mười ngày phép mãn khóa trước đã, rồi hạ hồi phân giải. Lăng xăng với cậu em út lên tham dự lễ mãn khóa, tôi không còn thì giờ từ giã Cúc, cô bạn Huế quen hồi giữa năm thứ tư, nhân một buổi dạ vũ của trung đoàn SVSQ tại hội quán Huỳnh Kim Quan, thôi thì đành chờ viết thư xin lỗi sau vậy.
   Cũng ngày này 19 tháng 1, Hải Quân Trung Úy Nguyễn Văn Ðồng khoá 25, tức nhà thơ Trầm Kha, người đóng góp rất nhiều thi phẩm trên tờ Ða Hiệu, trưởng khẩu 127 ly trên tuần dương hạm HQ 5 (*), đã tử thương tại Hoàng Sa do đạn tấn công của tàu Trung Cộng, được vinh thăng cố đại úy. Niên trưởng Nguyễn Văn Ðồng cùng chung Ðại Ðội K với tôi, lại ngồi chung bàn ăn trong phạn xá suốt một năm dài. Hộ tống hạm HQ 10 bị bắn chìm, hạm trưởng Ngụy Văn Thà chết theo tàu, tuần dương hạm HQ 16 bị hư hại nặng vì đạn pháo, riêng HQ 5 và khu trục hạm HQ 4 chỉ bị tổn thất nhẹ.  Chiếc HQ 2 cũng có mặt tại vùng Ðà Nẵng nhưng không tham chiến.
   Về Sài Gòn sau 10 ngày nghỉ phép, 22 đứa chúng tôi trình diện Bộ Tư Lệnh Hải Quân tại Bến Bạch Ðằng. Lãnh quân trang, chuẩn bị, sửa chữa bộ đại lễ trắng cho vừa vặn để trình diện Ðô Ðốc tư lệnh lúc bấy giờ là Ðề Ðốc Trần Văn Chơn. Chúng tôi được đô đốc tiếp đón rất niềm nở với nhiều thiện cảm đặc biệt, không biết có phải một phần nhờ niên trưởng Trần Minh Chánh khóa 24 là trưởng nam của đô đốc hay không.
   Ngày hôm sau, chúng tôi lại tập họp để chọn đơn vị. Tất cả được phân phối cho các chiến hạm từ khu trục hạm, tuần dương hạm, hộ tống hạm, dương vận hạm cho đến hải vận hạm v...v. Cá nhân tôi chọn tuần dương hạm Trần Quang Khải HQ 2. Thực sự tôi không biết trước HQ 2 như thế nào, chỉ theo thứ tự ngẫu nhiên mà chọn thôi. Tôi được lệnh trình diện Bộ Tư Lệnh mỗi ngày chờ chiếc HQ 2 trở về từ vùng I. Các bạn cùng khóa đã lần lượt đến các đơn vị của mình. Cùng lúc này, tôi hay tin buồn, Lê Quang Quảng thuộc Sư Ðoàn 22 (*) Bộ Binh, bạn cùng khóa, cùng học Trần Lục, Chu Văn An với Phạm Thực và tôi, anh ra đi trước nhất trong khóa, tử trận tính ra được  2 tháng sau khi ra trường. 
   Ở Bộ Tư Lệnh hơn ba tuần thì được thông báo chiếc HQ 2 đã về nghỉ tại Bến Ðá, Vũng Tàu. Tôi cầm sự vụ lệnh đón xe đò ra trình diện đơn vị mới. Trên con đường dài gần ba tiếng đồng hồ, lòng tôi ngổn ngang trăm mối. Bỗng dưng nhớ trường, nhớ bạn bè, đàn anh, đàn em một cách kinh khủng. Nhớ những đội hình diễn hành, nhớ sân cỏ, những tiếng hô tập họp, tiếng kèn chạy sáng, phạn xá, bãi tập, lớp học văn hóa... Mọi sinh hoạt, mọi động tác mới ngày nào nhất nhất đều có sự hướng dẫn sửa sai, bây giờ tôi như chim đã đủ cánh, tự bay, tự nhảy một mình. Thiếp đi trong dòng tư tưởng, xe đã đến bến lúc nào. Tôi hỏi thăm, thuê Honda thồ ra Bến Ðá. Tại đây, chỉ có những chiếc tàu hải quân tuần tiễu nhỏ, một vài chiến hạm thả neo xa xa ngoài khơi mà tôi đoán HQ 2 ở trong số đó. Tôi chặn một anh Trung Sĩ hỏi thăm, hóa ra anh cũng thuộc thủy thủ đoàn của HQ 2, đi phép thường niên, hôm nay anh hết phép trở về tàu trình diện. Anh nói phải đợi xuồng của chiến hạm ra đón thì mới lên tàu được. Thấy cặp lon còn mới, anh hỏi tôi ra trường Nha Trang khóa mấy? Tôi trả lời, tôi từ Ðà Lạt ra. Anh tròn mắt chặn lời ngay - Mấy ông Ðà Lạt thì thôi réc lô khỏi nói -. Ðêm hôm đó tôi theo đám nhân viên HQ 2 xuống xuồng ra tàu. Viên sĩ quan trực tiếp đón tôi, chỉ dẫn cho chỗ tạm trú, chờ ngày mai trình diện hạm trưởng. Tôi được giao chức vụ phụ tá sĩ quan nội vụ và hải hành. Tổ chức trên chiến hạm, dưới hạm trưởng là hạm phó, một sĩ quan cơ khí trưởng, lo phần kỹ thuật máy móc, kế đến là sĩ quan nội vụ, cai quản hành chánh nhân viên và các sĩ quan phụ trách từng ban tùy thuộc vào những ngành chuyên môn. Trước tôi có niên trưởng Ho àng Văn Tấn khóa 25, đáo nhận HQ 2 nhưng sau đó đã thuyên chuyển đi đơn vị khác hoặc du học Hoa Kỳ, tôi không được rõ. Ba ngày, sau khi tôi xuống đơn vị thì chiến hạm nhận công tác tuần dương dọc hải phận quốc tế. Vào mùa quân sự năm thứ ba và thứ tư, cũng là mùa biển động dữ dội, chúng tôi đã được thực tập trên chiến hạm ngoài khơi, tuy thể chất không hẳn là quen với sóng cao biển động, nhưng cũng đã có chút kinh nghiệm. Dầu vậy, đã hơn một năm qua, bây giờ tôi mới trở lại với sự thử thách của sóng gió. Từ cửa Vũng Tàu, chiến hạm cưỡi sóng theo hướng Ðông Bắc ra khơi. Tôi đứng trên phòng lái cùng hạm trưởng và sĩ quan hải hành. Con tàu mỗi lúc một lắc lư nhiều.  Tôi bắt đầu thấy choáng váng, bụng khó chịu như muốn nôn mửa, chung quanh, vài nhân viên đã bỏ chạy xuống boong dưới, chắc là tìm nơi tựa nghỉ. Tôi bước ra ngoài chỗ hải bàn định hướng, đứng trước gió cho thoáng khí. Hít vào thở ra mạnh và đều, lòng vừa tự nhủ – Phải Tự Thắng mình, thì sẽ vượt qua tất cả – Tôi lấy ý chí phấn đấu cố chế ngự cái thể xác đang bị cơn sóng hoành hành. Ðược một lúc thì lạ lùng thay, tôi thấy bình thường trở lại, và tôi đã đứng trọn phiên trực bốn tiếng yên lành không có gì xảy ra.
   Chuyến công tác dọc theo hải phận nhiệm vụ của chiến hạm là bắn yểm trợ vào các vùng sôi đậu dọc theo duyên hải trong đó có Sa Huỳnh. Ðược hai tháng thì một máy của chiến hạm bị trục trặc, nên có lệnh về Hải Quân Công Xưởng để sửa chữa. Dịp về Saigon này vào mùa hè năm 1974, khi trở lại nhà, tôi nhận được thư mời và đã tham dự Ðại hội Võ Bị lần đầu tiên tại Tòa Ðô Sảnh Saigon do Chuẩn Tướng Ðỗ Kiến Nhiễu, Ðô trưởng, tổ chức. Tôi gặp lại niên trưởng Hà Tham khóa 25 tại đây. Trung Tướng Trần Văn Trung được bầu là chủ tịch chủ tọa đoàn. Tôi vì là khóa nhỏ nhất trong nghị trường nên được chọn là thư ký. Ðại Hội có soạn thảo một nội quy thành lập Hội Ái Hữu Võ Bị, nội dung tôi không còn nhớ chi tiết, sau này nhiều lời đồn đại gán ghép cho rằng mục đích của Ðại Hội là để lập “Ðảng Võ Bị”.
   Thỉnh thoảng gặp gỡ lại bạn bè ngoài phố, tôi tiếp tục nhận được thêm tin buồn như bên Nhảy Dù Khóa 26 đã mất đi Lê Hải Bằng, Tô Văn Nhị, Trần Ðại Thanh... tại Thường Ðức. Thủy Quân Lục Chiến có Diệp Thanh Sơn Thấu, ngoài vùng I. Nhớ lại hồi nào, buổi trưa trong phạn xá, bao lần chúng tôi cúi đầu dành những giây phút mặc niệm các đàn anh ra đi, bây giờ chắc là các khóa đàn em lại thay chúng tôi, cũng đang cúi đầu để tưởng niệm các bạn khóa 26 đã nằm xuống trên khắp các chiến trường. Ngoài ra cũng có một tin vui là một người bạn khóa 26 khác, Nguyễn Văn Trí, hiền như cục bột, biệt danh “U Tri Tri”, người hùng của Sư Ðoàn 18, được chọn là chiến sĩ xuất sắc và đượïc mời về Thủ Ðô, lên đài truyền hình quân đội phỏng vấn um sùm.
   Trong quân chủng Hải Quân, tôi cũng gặp hoặc nghe nói về một số các niên trưởng thuộc gia đình Võ Bị như khóa 16 có NT Nguyễn Duy Long, NT Nguyễn Nh ư Phú, khóa 24 có NT Trần Minh Chánh, Ðại Úy hạm trưởng tuần duyên hạm, NT Nguyễn Ngọc San, Trưởng Phòng Nhân Viên Bộ Tư Lệnh, khóa 25 có NT Trần Văn Minh, tuỳ viên Tư Lệnh Hạm Ðội, NT Võ Hồng Nhạn, tùy viên CHT Hải Ðội III...
   Trở lại HQ 2, chiến hạm nhận nhiệm vụ kế tiếp là canh phòng bảo vệ các dàn khoan dầu ngoài thềm lục địa. Thời gian này tôi có dịp biết các địa danh như đảo Phú Quý, Mũi Né, Cù Lao Thu, Hòn Tre... và những nơi mà tàu thường tìm đến ẩn tránh mỗi khi có bão lớn. Gần cuối năm 1974, tôi được cử về Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang thụ huấn khóa Sĩ Quan Hành Quân/Trung Tâm Chiến Báo m ột th áng. Khi trở lại đơn vị thì có lệnh công tác tuần tiễu quần đảo Trường Sa. Trước khi đi, chiến hạm ghé Vũng Tàu đón rước chuyên chở một trung đội địa phương quân thuộc tiểu khu Phước Tuy do một thiếu úy làm trung đội trưởng, trang bị đạn dược, lương khô cho 6 tháng, nhiên liệu xăng nhớt đủ dùng cho hai xuồng nhỏ để di chuyển quanh đảo. Với vận tốc hai máy gần tối đa, chiến hạm cũng phải mất gần hai ngày trên biển mới tới nơi.
   Trung đội địa phương quân gần ba mươi người dùng xuồng được trang bị một máy cũng cỡ như máy đuôi tôm ta thường thấy, từ từ đổ bộ lên đảo Nam Yết, một đảo tương đối lớn nhất trong một chuỗi những hòn đảo nhỏ thuộc chủ quyền của Việt Nam, tôi ước định đường kính chừng 300 mét (*). Liên lạc thì dùng máy vô tuyến gọi chuyển tiếp qua các chiến hạm tuần tiễu chung quanh quần đảo. Ða số các quân nhân trú đóng trên đảo dùng thời giờ nhàn rỗi, ngày ngày quăng lưới, thảy lựu đạn bắt cá phơi khô, đóng bao để dành đến ngày đáo hạn đem về. Thỉnh thoảng biển êm, hạm trưởng lại cho lệnh thả neo, bỏ xuồng máy xuống cho thủy thủ đoàn thay phiên đổ bộ lên đảo. Từ chiến hạm, dùng ống nhòm nhìn vào chung quanh đảo thấy bải cát trắng xóa nhưng thực ra toàn là trứng chim biển. Nhân viên nhà bếp tiếc rẻ lấy những thùng đựng sơn hốt trứng đem về, khi thì luộc, khi thì chiên hoặc làm bánh ga la. Nhìn chiếc bánh thấy thật hấp dẫn nhưng ăn vào sặc sụa mùi tanh của cá, vì chim biển chỉ ăn cá mà thôi. Ðảo có rất nhiều núi đá san hô, tôi gọi là “núi” vì tuy không nổi trên mặt nước nhưng là những tảng rất lớn, làm trắng xóa cả một vùng biển. Tàu lớn nếu không cẩn thận dễ đụng phải và chìm như chơi.
   Ðầu năm 75, vào ngày 29 tết, toán canh phòng trên đảo Nam Yết báo cáo một quân nhân chẳng may bị tử nạn khi anh ta quăng lựu đạn bắt cá. Tiểu khu Phước Tuy muốn đem xác anh về Vũng Tàu. Nhờ dịp này mà chúng tôi được trở lại đất liền ăn tết vào đúng ngày mồng hai. Ba ngày sau đó lại trở ra Trường Sa tiếp tục nhiệm vụ tuần tiễu. Lúc về sau, chúng tôi phát hiện nhiều dấu hiệu khác lạ từ những đảo chung quanh do các quốc gia khác tuyên bố dành chủ quyền như Ðài Loan, Trung Cộng, Phi Luật Tân... Họ tấp nập chuyên chở những vật dụng xây cất đến các đảo này. Chúng tôi đã báo cáo về trung ương mọi
   Tháng 3 năm 75, lệnh từ Saigon, chỉ thị HQ 2 trực chỉ ra vùng I duyên hải mà bộ chỉ huy ở Tiên Sa, Ðà Nẵng. Qua các hệ thống liên lạc vô tuyến, chúng tôi hiểu được phần nào những diễn biến nghiêm trọng trong đất liền. Hằng đêm, chúng tôi thường thay phiên nhau canh thức để thi hành những lệnh yểm trợ hải pháo vào các vị trí tình nghi có địch trú đóng. Tin Ban Mê Thuộc mất vào tay địch, toàn thể Vùng I ở vào thế báo động trầm trọng. Thêm một số chiến hạm đến vùng tăng phái cho HQ 2. Ðêm 28 tháng 3, tôi được chỉ định làm sĩ quan trọng pháo, điều động yểm trợ tác xạ không ngừng. Tờ mờ sáng hôm sau, khi mặt trời hơi ló dạng, dùng ống nhòm quan sát bãi Tiên Sa, chùa Non Nước, một cảnh tượng không thể ngờ, vừa xe vừa người đen kín, di chuyển qua lại dọc bờ biển. Rồi lớp thì dùng thuyền thúng, lớp thì tự bơi ra tàu. Hạm trưởng ra lệnh vận dụng tất cả các nhân viên, dùng hết mọi phương tiện để vớt người, nhưng dù cách mấy cũng không thể nào xuể. Nhân viên thả lưới xuống bên hông tàu, mạnh ai nấy tìm cách leo lên. Nhiều thân người rơi xuống, không biết có ngoi lên được không. Tiếng la hét, tiếng kêu cứu tứ phương mọi hướng. Tôi đã qua nhiều đêm ngủ không trọn vẹn, lại mất ngủ cả đêm hôm rồi, đang ngất ngưởng thì nghe có tiếng gọi tên mình từ đằng sau lưng. Giật mình quay lại, thấy một thân người chỉ vỏn vẹn có chiếc quần xà loỏng ướt sũng, mãi mới nhận ra thằng bạn cùng khóa, Dương Phước Tuyến, Thủy Quân Lục Chiến, Tiểu Ðoàn 2 Trâu Ðiên. Nghẹn ngào không nói được, tôi dắt bạn về phòng, tìm cho Tuyến một bộ đồ mặc tạm. Tuyến có ba anh em cùng vào Võ Bị, một người anh khóa 24 và một người em khóa 28. Sau này, tôi nhận được hai người bạn cùng khóa nữa cũng thuộc đơn vị TQLC, thoát được lên HQ 2, đó là Nguyễn Quang Lạc và Hoàng Kim Long.
   Ra lại boong tàu, tôi gặp thêm các đàn anh, bạn bè trong Thủy Quân Lục Chiến và Sư Ðoàn 3. Ðến gần chiều tối thì số người lên tàu, kể cả thường dân nữa tôi ước đoán có đến bốn ngàn, con số này thật là ít ỏi so với số lượng quân và dân di tản cả vùng I còn kẹt lại mà tôi được biết trong đó có bạn thân tôi, Phạm Thực khóa 26, thuộc Thủy Quân Lục Chiến, tiểu đoàn 6 Thần Ưng cùng với bao người khác phải đứng nhìn đoàn tàu quay mũi bỏ đi. Trở về chuyện HQ 2, vấn đề thiết thực cần phải lo là an ninh, trật tự, thực phẩm và nước uống. Trên chiến hạm, mọi thứ tiếp liệu chỉ dự trù cho quân số khoảng 250 người. Tôi đề nghị hạm trưởng, và ông bằng lòng nhờ các cấp chỉ huy TQLC kêu gọi tinh thần tự giác, kỷ luật của các anh em binh sĩ. Rất may không có việc gì quá đáng xảy ra. Một ngày sau, có lệnh từ trung ương, HQ 2 cùng các tàu nhỏ và xà lan kéo về Cam Ranh. Tại đây, tất cả mọi người được đổ bộ lên bờ. Sau đó, chiến hạm lại trở ra công tác, lần này tại vùng II duyên hải, từ Bình Ðịnh trở vào. Chẳng bao lâu vùng II mất. Thêm một lần nữa, HQ 2 đón tiếp sóng người tị nạn từ đất liền ra. Một số lên được tàu, một số bỏ thây trên biển. Cả lính và thường dân lẫn lộn. Một chiếc trực thăng bay lượn tìm cách đáp xuống sàn tàu, nhưng vì không có chỗ nên cả phi công và hành khách tự bỏ tàu nhảy xuống biển bơi lên chiến hạm. Hạm trưỏng phái nhân viên lái xuồng nhỏ vớt nhữõng người vừa nhảy xuống. Khi lên boong tàu, tôi nhận ra một trong những ngưòi này là Tư Lệnh Sư Ðoàn 2, tướng T. V. N., khóa 10 Ðà Lạt.  
   Chiến hạm lại trở về Cam Ranh đổ bộ người và sau đó trở ra vùng Phan Thiết. Ðược một tuần thì có lệnh bỏ vùng và trực chỉ Trường Sa. Qua mấy tuần vất vả, tinh thần khủng hoảng vì những biến chuyển của đất nước, tôi không còn thì giờ để nhớ về gia đình người thân, không biết là tất cả có bình yên? Cũng chẳng làm gì được bây giờ. Thư từ liên lạc thật khó khăn và lâu lắc, nhất là đơn vị di động rầy đây mai đó như chúng tôi.
    Ðến NamYết, chúng tôi gặp những chiếc tàu buôn tấp nập khác thường. Có thể là những tàu che dấu trang bị vũ khí không chừng. Dùng viễn kính nhìn qua đảo Thái Bình, Phú Lâm của Ðài Loan, đảo Loại Ta của Phi Luật Tân thấy có bóùng máy bay lên xuống, nhộn nhịp. Toán địa phương quân canh phòng trên đảo báo cáo, lúc vắng mặt tàu hải quân, thường có những tàu lạ lởn vởn chung quanh đảo. Rõ ràng là họ đã manh nha ý đồ xâm chiếm. Chúng tôi tự đặt trong tình trạng báo động thường xuyên.
   Tháng 4 biển trở nên êm dịu hơn. Vào những đêm trời trong sáng nhìn vào quần đảo Trường Sa, ánh phản chiếu từ những tảng san hô, hắt lên mặt nước, tỏa ra một màu trắng nhòa, thật đẹp. Lâu lắm rồi tôi không còn có dịp đàn ca. Tôi xuống khu thủy thủ, mượn cây đàn guitar, ra trước mũi tàu, gió biển lồng lộng, ngồi hát bài “Bay Ði Cánh Chim Biển”, ở khung cảnh này, tâm trạng này mới thấy Ðức Huy viết bài này hay thật. Tôi muốn viết một bài thơ diễn tả tâm trạng mình lúc bấy giờ, nhưng chưa khi nào làm thơ cả. Thôi thì cứ thử, bài thơ này tôi đặt thành bài hát nghêu ngao thời gian lênh đênh trên biển, sau này mất nước rồi tôi bỏ quên luôn, qua bao năm tháng tôi còn nhớ mang máng một số câu như sau (quên phần điệp khúc, chỉ nhớ lõm bõm):
Hành Quân Trên Ðảo Trường Sa
Chiều ra đảo Trường Sa
Bãi san hô trắng nhòa
Bầy chim thấy tàu lạ
Cất tiếng chào qua loa...
Chiều nơi đảo Trường Sa
Lòng bao nỗi nhớ nhà
Biết người em nho nhỏ
Có ngóng về phương xa ?...
Chiều quanh đảo Trường Sa
Nhịp sóng vỗ chan hòa
Ngỡ hải âu mời gọi
Cất tiếng cùng hoan ca...
Chiều nơi đảo Trường Sa
Mây đen đến là đà
Gió lùa cơn biển động
Bão kéo về bao la...
Chiều trên đảo Trường Sa
Trứng chim vỏ màu ngà
Tanh hôi mùi biển mặn
Tạm làm bánh ga la...
Chiều lên đảo Trường Sa
Vớt xác người lính già
Chết vì miểng lựu đạn
Quăng không đủ tầm xa...
Chiều xa đảo Trường Sa
Lòng thương nhớ mặn mà
Cách đã bao ngàn dặm
Biết ai còn thiết tha ?. (Trưòng Sa 4/75)
   Ngày 26 tháng 4, Bộ Tư Lệnh gởi công điện khẩn cấp gọi chiếc HQ 2 trở về Saigon. Chúng tôi chỉ kịp từ giã một cách vội vã trên vô tuyến những người bạn địa phương quân canh phòng, mà không ngờ đó là lần cuối cùng chúng tôi liên lạc với nhau. Tàu cặp bến Bạch Ðằng chiều 28, tôi sốt ruột tin tức gia đình nên xin phép về thăm nhà. Sáng hôm sau 29 tháng 4, lệnh giới nghiêm được loan báo trên đài phát thanh, cha tôi sợ tôi ở nhà nguy hiểm nên khuyên tôi trở về đơn vị. Ðường xá Saigon chỗ nào cũng có canh gác, nút chặn. Phải vất vả lắm tôi mới ra được bến Bạch Ðắng. Chiến hạm vắng vẻ, chỉ ngoại trừ các nhân viên có phiên trực, còn đa số đi phép qua đêm chưa về. Khoảng 5 giờ chiều, khung cảnh trở nên náo loạn, nhộn nhịp chưa bao giờ thấy. Người người không biết từ đâu kéo đến, ùn ùn đổ lên tàu, không một sức lực nào cản được. Tôi thấy có rất nhiều tướng lãnh đi cùng với gia đình. Khoảng gần nửa đêm tàu được lệnh tách bến. Sáng hôm sau ngày 30, tại cửa Vũng Tàu, trên máy phát thanh, Tổng Thống một ngày Dương Văn Minh kêu gọi buông súng đầu hàng. Ðồng thời trên hệ thống vô tuyến, trung tá Lê Duy Linh (*), Trưởng phòng Tâm Lý Chiến Hải Quân, VC nằm vùng, kêu gọi các chiến hạm quay trở lại. Tàu trực chỉ về đảo Phú Quốc. Tại đây, sau khi liên lạc với Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ, HQ 2 được chọn làm soái hạm dẫn đầu đoàn tàu tị nạn, khởi sự cuộc hành trình tiến về Subic Bay, một căn cứ không quân của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân, mở đầu cho những ngày tha hương, một trang sử mới cho đất nước dân tộc.
 ---
   Chính sách và mục đích của chính phủ cũng như của Trường Võ Bị là đào tạo các sĩ quan hiện dịch, làm rường cột cho quân đội, bao gồm tất cả các quân binh chủng. Tuy một số khóa về trước cũng đã từng phục vụ trong các quân chủng ngoài bộ binh, nhưng chỉ bắt đầu từ khóa 25, việc chọn lựa, chuẩn bị phục vụ Hải và Không Quân mới khởi sự ngay từ giữa năm thứ hai qua cuộc thi trắc nghiệm tâm lý, đến cuối năm thì tuyên bố kết quả để chương trình huấn luyện quân chủng có thể áp dụng ngay vào đầu mùa quân sự năm thứ ba.
   Vì chương trình còn mới mẻ, khi chúng tôi về trình diện đơn vị Hải Quân, không khỏi mang tâm trạng của một nàng dâu mới về nhà chồng. Nhiều băn khoăn, lo lắng, chịu nhiều cặp mắt dò xét thử lửa của các bà chị, cô em chồng. Hơn nữa, lại đi theo sau vết xe của các niên trưởng khóa 25, là khóa rất xuất sắc, có lẽ vì thế mà làm cho mình phải cẩn thận hơn, cố gắng hơn, châm ngôn Tự Thắng thuộc nằm lòng, hành xử cho đúng tinh thần người Võ Bị. Viết bài này, tôi không quên cám ơn các cấp chỉ huy, các anh em, các thuộc cấp trong đơn vị tuần dương hạm HQ 2, dù lúc đầu có chút bỡ ngỡ, xa lạ, nhưng sau đó đã đón tiếp tôi, cư xử với tôi trong mối thâm tình quý mến đậm đà như không có gì khác biệt ngay cả trong các công tác, nhiệm vụ mệt nhọc hiểm nguy cũng như những lúc thoải mái đàn hát, vui chơi ngả nghiêng nơi quán nhậu hoặc mài gót giày khắp các vũ trường từ  Ðà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu...Việc này đã được chứng minh lúc còn tạm trú tị nạn tại Wake Island, khi tôi bị trúng độc tưởng bỏ mạng, anh em cùng đơn vị đã tận tình chăm sóc cho tôi từng ly từng tí, hơn là ruột thịt của chính mình.
   Những ơn huệ đặc biệt mà tôi nhận được chính là nhờ những năm tháng được tôi luyện trong một môi trường thật lý tưởng mà tôi đã cố gắng đem ra áp dụng một phần.
   Ngày nay, không còn khoác màu áo chiến binh, nhưng lòng những mong tinh thần Võ Bị vẫn mãi mãi tồn tại trong mỗi Cựu Sinh Viên Sĩ Quan, trong tôi.

CHIM BIỂN K26
(*) Bài viết bằng ký ức, không tránh khỏi những sai sót nhầm lẫn vì trí nhớ mai một của người viết. Xin độc giả lượng tình tha thứ.




WEB Của Phu Nhân Phạm Thực (Thủy Quân Lục Chiến) K26B/TVBQGVN
http://autim.net/
BLOG của Tăng Xuân Tài (Biệt Động Quân) K26/TVBQGVN
http://ctsq-aetvietnam.blogspot.com/






Dùng Wikipédia, http://www.microsofttranslator.com/ Hay Youtube Để "Tổng Hợp" Một Đề Mục Rất Tiện Lợi, Vì Ta Có Thể Dịch Ra Tiếng Việt Như Mẩu Dưới Đây:

Từ Wikipédia:


Từ http://www.microsofttranslator.com :


Từ Youtube:








Xử dụng Wikipedia, http://www.microsofttranslator.com/ và Youtube để "Tổng Hợp" đề tài "Vũ Trụ Toàn Ảnh (Holographic Universe)" và dịch đề mục ra tiếng Việt.

http://www.merriam-webster.com/dictionary/hologram (Copy Hàng Địa Chỉ Web Kế Bên, Mỡ http://www.microsofttranslator.com/, Rồi Paste Vào Khung Màn Hình, Tiếp Theo Chọn Ngôn Ngữ, Sau Cùng Bấm Dịch)

https://en.wikipedia.org/wiki/Photographic_plate

https://en.wikipedia.org/wiki/Photographic_film (Nếu Wikipeđia Không Có Tiếng Việt, Mỡ Hàng Địa Chỉ Web Kế Bên, Copy 1 Page (1 Screen Text),  Mỡ http://www.microsofttranslator.com/, Rồi Paste Text Vào Khung Màn Hình, Bước Tiếp Theo Chọn Ngôn Ngữ, Sau Khi Đọc Xong, Copy Page Text Kế Tiếp, Rồi Trờ Lại Làm Thù Tục Như Vừa Làm Cho Đến Hết Bài Của Web)

https://en.wikipedia.org/wiki/Holography (Wikipedia)



The Holographic Universe (Part One)
https://youtu.be/lMBt_yfGKpU (Youtube)

The Holographic Universe Part Three
https://youtu.be/Ah-vvVVgYmA

Do Nguyễn Định Quốc K26/TVBQGVN "Tổng Hợp" đề tài được cho "Vũ Trụ Toàn Ảnh (Holographic Universe)"




Giờ này anh ở đâu ?



Tự Thắng




Luôn Luôn Tự Hào Về Quá Khứ Vì "Thất Bại Là Mẹ Của Thành Công"

THẤT BẠI LÀ MẸ CỦA THÀNH CÔNG
(PHÂN TÍCH: Vấn Ðề - Từ Tổng Quát Đến Tận Từng Chi Tiết Cơ Bản Nhất - , 
Sau Đó Cố Tìm Ra Các Khuyết Ðiễm .Từ Đây TỔNG HỢP LẠI: Dựa Trên Kinh Nghiệm Hoặc Lý Thuyết Để Thiết Lập Một Giải Pháp Mới. Vũ Khí: KIÊN NHẪN)

BIẾT NGƯỜI BIẾT TA, TRĂM TRẬN ÐÁNH TRĂM TRẬN THẮNG
(BIẾT NGƯỜI: Rất Khó. Nhưng Mà Dể. Vũ Khí: GIÁN ÐIỆP)
(BIẾT TA: Rất Dể. Nhưng Mà Khó. Vũ Khí: TỰ THẮNG)





Phân Tích Và Tổng Hợp:

Đề mục: Phân tích và tổng hợp để chỉnh sữa một máy tính đứng hình

Theo Ishikawa Diagram:



Mẩu xương cá cho các đề mục theo từng diagram Ishikawa dưới đây:
https://www.google.com/search?q=ishikawa+diagram+images&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ved=0ahUKEwisjfj-4JXUAhUM44MKHRfPAsgQsAQIIQ&biw=1024&bih=638







Nếu đề mục không có trong mẩu xương cá. Ta tự sáng tạo một mẩu xương cá mới. Thí dụ với đề mục sau đây:

Đề mục: Phân tích và tổng hợp để tìm khuyết điểm của cuộc rút quân ở liên tỉnh lộ 7 quân khu 2.


Các bạn đừng nhầm dưới đây là LỆNH HÀNH QUÂN. Dưới đây chỉ là một mẩu xương cá để ta tìm KHUYẾT ĐIỂM của một đề tài đã cho.



Click chuột lên hình để mở rộng ảnh






Đề Mục: " Phân tích những khuyết điểm đứng hình " của các máy tính được sản xuất hàng loạt, để cài tiến và thống kê

Theo Check Sheet Để Cải Tiến Và Thống Kê:

Tông quát cách dùng EXCEL để CẢI TIẾN một vấn đề trong chu trình dây chuyền sản xuất:

Bấm Nút của View Report November of Rework on line bên dưới để thực hành:


Diển nghĩa bảng TỔNG HỢP:
Workmanship (WMS: tay nghề nhân công): khảo sát tay nghề nhân công để biết tại sao hư ? Từ đó tìm cách cải tiến dây chuyền sản xuất, sao cho đạt mục tiêu KHÔNG KHUYẾT ĐIỂM.
Part (bộ phận thay đổi): khảo sát bộ phận thay đổi để biết tại sao hư ? Từ đó tìm cách cải tiến dây chuyền sản xuất, sao cho đạt mục tiêu KHÔNG KHUYẾT ĐIỂM.




Phân tích đến tận căn nguyên của vấn đề để tìm khuyết điểm trong dây chuyền sản xuất:


Tông hợp các khuyết điểm để tìm cách cải tiến vấn đề trong dây chuyền sàn xuẫt sao cho đạt tới mục đích là không khuyết điểm:







View Report November of Rework on line:



Seven Basic Tools of Quality:
Six Sigma of Quality
https://en.wikipedia.org/wiki/Six_Sigma

Do Nguyễn Định Quốc (Còn Gọi Là Alexandre) K26/TVBQGVN Thiết kế Và Thực Hiện Năm 2008. Đề Tài "Bảo Đãm Phẩm Chất Của Một Máy Tính"






Đề tài: Xử dụng Wikipedia để tổng hợp môn "toán căn bản"


Do Nguyễn Định Quốc K26/TVBQGVN "phân tích và tổng hợp" đề tài được cho (thí dụ: "máy tính để bàn đứng hình" hoặc "toán học căn bản").



Xử dụng Wikipedia để "Tổng Hợp" môn "Toán Chuyên Ngành Kỷ Sư"

https://en.wikipedia.org/wiki/Rational_number
https://en.wikipedia.org/wiki/Real_number
https://en.wikipedia.org/wiki/Complex_number
https://en.wikipedia.org/wiki/Permutation
https://en.wikipedia.org/wiki/Cardinal_number
https://en.wikipedia.org/wiki/Modulo_operation
https://en.wikipedia.org/wiki/Logarithm
https://en.wikipedia.org/wiki/Exponentiation
https://en.wikipedia.org/wiki/Tensor
https://en.wikipedia.org/wiki/Hilbert_space
https://en.wikipedia.org/wiki/Closure_(mathematics)
https://en.wikipedia.org/wiki/Congruence_(geometry)
https://en.wikipedia.org/wiki/Convolution
https://en.wikipedia.org/wiki/Methods_of_contour_integration
https://en.wikipedia.org/wiki/Augustin-Louis_Cauchy
https://en.wikipedia.org/wiki/Cauchy_sequence
https://en.wikipedia.org/wiki/Taylor_series
https://en.wikipedia.org/wiki/Fourier_series
https://en.wikipedia.org/wiki/Fourier_transform
https://en.wikipedia.org/wiki/Laplace_transform
https://en.wikipedia.org/wiki/Z-transform
https://en.wikipedia.org/wiki/Advanced_Z-transform
https://en.wikipedia.org/wiki/Probability
https://en.wikipedia.org/wiki/Statistics
https://en.wikipedia.org/wiki/Gaussian_function
https://en.wikipedia.org/wiki/Approximation
https://en.wikipedia.org/wiki/Approximation_theory
https://en.wikipedia.org/wiki/Estimation_theory
https://en.wikipedia.org/wiki/Expected_value
https://en.wikipedia.org/wiki/Variance
https://en.wikipedia.org/wiki/Normal_distribution
https://en.wikipedia.org/wiki/Cauchy_distribution
https://en.wikipedia.org/wiki/E8_(mathematics)

Do Nguyễn Định Quốc K26/TVBQGVN "Tổng Hợp" đề tài được cho "Toán Chuyên Ngành Kỷ Sư"











Danh ngôn:

1-Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev:
Stalin was a killer
Stalin là tên giết người (ngày 15/4/2010)
2- Tổng Thống Nga  Vladimir Putin:
He who believes the communists has no brain. He who follows the communists has no heart.
Ai tin cộng sản, là không có cái đầu. Ai làm theo lời của cộng sản, là không có trái tim.
3- Tổng Thống Nga Boris Yeltsin:
You can build a throne with bayonets, but you can't sit on it for long.
Communists are incurable, they must be eradicated.
Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên đó.
Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải chúng nó.
4- Tổng Bí Thư Xô Viết Mikhail Gorbachev:
I have devoted half of my life for communism.
Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives..
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.
5- Thủ Tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức (Người Đông Đức) Angela Merkel:
The communists make the people deceitful.
Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.
6- Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Nam Tư  Milovan Djilas:
At 20, if you are not a communist, you are heartless.
At 40, if you don’t abandon communism, you are brainless.
20 tuổi mà không theo cộng sản, là không có trái tim.
40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản, là không có cái đầu.
7- Nhá Văn Nga Alexandre Soljenitsym:
When a Communist lies to you, stand up and tell him that he is lying. If you don’t dare to say that he lies, walk away. If you don’t dare to walk away, do not recite the lie that you heard to anybody.
Khi thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu không can đảm nói nó nói láo, ta phải bỏ đi. Nếu không can đảm bỏ đi, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác.
8- Đức Đạt Lai Lạt Ma:
The Communists are wild weeds that sprawl on the devastation of war.
The Communists are venomous insects that breed on the garbage.
Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh
Cộng sản là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời.
9- USA President Abraham Lincoln (Tổng Thống Mỹ):
You can fool some of the people all the time, and all of the people some of the time, but
you cannot fool all of the people all the time.
Anh có thể lừa dối một số người trong mọi lúc, và lừa dối mọi người trong vài lúc, nhưng anh không thể mãi mãi lừa dối tất cả mọi người.
10- Tướng Mỹ Sheridan:
The only good communist is a dead communist.
Thằng cộng tuyệt vời nhất là thằng cộng sản chết.
11- Tổng Thống Mỹ  Ronald Reagan:
How do you tell a communist? - Well, it's someone who reads Marx and Lenin.
And how do you tell an anti-Communist? - It's someone who understands Marx and Lenin.
Làm sao biết ai là CS? - Đó là người đọc về Marx và Lenin.
Làm sao biết ai chống cộng? - Đó là người hiểu về Marx và Lenin.





Xử dụng Wikipedia để "Tổng Hợp" môn "Tự Động Hoá" sơ lược

Thành phần cơ bản hổ trợ tự động hoá:

https://en.wikipedia.org/wiki/Sensor
https://en.wikipedia.org/wiki/Actuator
https://en.wikipedia.org/wiki/Solenoid
https://en.wikipedia.org/wiki/Transformer
https://en.wikipedia.org/wiki/Transducer
https://fr.wikipedia.org/wiki/Machine_asynchrone - French
https://fr.wikipedia.org/wiki/Machine_synchrone - French
https://en.wikipedia.org/wiki/Servomechanism
https://en.wikipedia.org/wiki/Transfer_function
https://en.wikipedia.org/wiki/PID_controller

Stepper motor
https://en.wikipedia.org/wiki/Stepper_motor
Shannon–Hartley theorem
https://en.wikipedia.org/wiki/Shannon%E2%80%93Hartley_theorem
Nyquist–Shannon sampling theorem
https://en.wikipedia.org/wiki/Nyquist%E2%80%93Shannon_sampling_theorem
A Mathematical Theory of Communication
http://worrydream.com/refs/Shannon%20-%20A%20Mathematical%20Theory%20of%20Communication.pdf
The Scientist and Engineer's Guide to Digital Signal Processing
http://www.dspguide.com/ch1/1.htm
Chapter 3: ADC and DAC - The Sampling Theorem
http://www.dspguide.com/ch3/2.htm
Chapter 3: ADC and DAC - Analog Filters for Data Conversion
http://www.dspguide.com/ch3/4.htm

Hệ thống tự động:

https://en.wikipedia.org/wiki/Control_theory
https://en.wikipedia.org/wiki/Control_system#Linear_control
https://en.wikipedia.org/wiki/Nonlinear_control
https://en.wikipedia.org/wiki/Control_engineering
https://en.wikipedia.org/wiki/Automation
https://en.wikipedia.org/wiki/Ladder_logic
https://en.wikipedia.org/wiki/Sequential_function_chart

GRAFCET and PetriNets
http://lamspeople.epfl.ch/decotignie/G7RdPgb.pdf
Chapter 8 : Programmable Logic Controller (PLC) - Angelfire
http://www.angelfire.com/planet/mandy88/Topic_8_PLC.pdf
Chapter 9 : GRAFCET and Ladder Diagram step ... - Angelfire
www.angelfire.com/planet/mandy88/Topic_9.pdf
Image Of LabVIEW
https://www.bing.com/images/search?q=LabVIEW&FORM=RESTAB
Image Of MATLAB
https://www.bing.com/images/search?q=MATLAB&FORM=RESTAB
SYSTÈMES ASSERVIS ANALOGIQUES ET ECHANTILLONNÉS - FRENCH
http://cbissprof.free.fr/telechargements/tsiris/cours/systemesasservis.pdf
Notions de Systèmes Asservis - French
http://www.technologuepro.com/cours-automatique/chapitre-1-notions-de-systemes-asservis.pdf
Regulation et Asservissement - French
http://homepages.laas.fr/yariba/enseignement/slides-regul.pdf
Simulation des systèmes à l’aide du logiciel Matlab-Simulink - French
http://www.technologuepro.com/tp-asservissement-regulation/tp2-simulation-systemes-logiciel-matlab-simulink.pdf



Do Nguyễn Định Quốc K26/TVBQGVN "Tổng Hợp" đề tài được cho "Tự Động Hoá sơ lược"






Để Hiểu Rỏ Hơn Về Môn Học Tự Động Hoá Ngành Sản Xuất:

Lexus Manufacturing- car marking
https://youtu.be/gHKlch6g0TE

History of the Toyota Production System (TPS)
https://youtu.be/ME3lN0hAymA
Lean Manufacturing Tour
https://youtu.be/mqgHUwSaKj8
5S Factory Makeover Preview
https://youtu.be/FZmBQRmDgIc
Introduction to Lean Six Sigma and Process Capability
https://youtu.be/OToakjR5s9Y
SIX SIGMA DMAIC TRAINING
https://youtu.be/JQrDfQYlYw8
Six Sigma Complete Project Example HD
https://youtu.be/Zvmn_xgTzJY
DMAIC = define,measure,analyze,improve,control
https://youtu.be/_i0fESxdbnw
Application of Statistical Analysis: Six Sigma is easy
https://youtu.be/DsPGWb9TPzo
Cpk explained by Professor Cleary
https://youtu.be/ewHGNNzKjdU

Toyota Production System - TPS
https://youtu.be/CGx32aMQEE4
Toyota Kentucky 2012
https://youtu.be/8q_GEHlEIuE
Toyota Mirai
https://en.wikipedia.org/wiki/Toyota_Mirai
Toyota Mirai Production
https://www.youtube.com/watch?v=oOUjqxec4bA




Honda American Manufacturing: East Liberty

Mercedes Benz C Class Production Sindelfingen Footage

National Geographic Megafactories - Coca-Cola




Giải Trí



Các Trung Úy Của Liên Đoàn 4 Biệt Động Quân


Chú ý:
Thứ nhất, khi bạn click chuột lên một hàng WEB LINE. Bạn đã sang một trang WEB khác.
Thứ hai, khi bạn muốn trở lại trang WEB NẦY, bạn ÐỪNG nên click trên dấu (X) ở thanh trên cùng. Mà bạn nên click vào dấu (< --) để đi ngược về trang trước.
Sau cùng, chúc các bạn trở về đúng trang và giải trí vui vẻ.






Web Tin Tức Thế Giới Và Phim Giải Trí





Web người "việt nam" hèn hạ






12 Điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản

Một bà mẹ Trung Quốc sống ở Kyoto đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục mầm non cũng như thói quen của những đứa trẻ ở Nhật Bản. Cô chia sẻ những điều mình quan sát được.
Cô viết: "Trước khi tới Nhật, Tiantian (con gái cô) đã từng học ở một trường mẫu giáo của Bắc Kinh 1 năm. Vì vậy, các bạn có thể hiểu rằng, chúng tôi cũng không xa lạ gì với môi trường này. Song, có những điều ở các trường mẫu giáo Nhật Bản đã khiến tôi phải ngạc nhiên".
1. Cần rất nhiều túi để tới trường
Vào một ngày, họ nói chúng tôi cần phải chuẩn bị một số lượng túi nhất định với các kích cỡ khác nhau:
Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F. Tôi đã không thể tin được điều đó.
Thậm chí, một vài trường mẫu giáo còn yêu cầu các bà mẹ phải có những chiếc túi riêng của mình.
Sau 2 năm, chúng tôi đã quen với điều đó và những đứa trẻ trở nên rất thành thục trong việc đặt đồ đạc vào đúng chiếc túi của nó. Và tôi cho rằng, lý do người Kyoto không ngại ngần khi phải phân loại rác thải là vì họ đã được dạy điều này từ khi còn ở trường mẫu giáo.
2. Bọn trẻ xách túi mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ
Đó là điều thực sự làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhận thấy những người lớn Nhật Bản, dù là bố mẹ hay ông bà bọn trẻ đều không phải xách bất kì chiếc túi nào cả, trong khi bọn trẻ phải xách tất cả những chiếc túi đủ kích cỡ này (ít nhất là 2 đến 3 chiếc). Và đáng ngạc nhiên hơn nữa là bọn trẻ còn có thể chạy rất nhanh!
Còn với chúng tôi thì sao? Có thể, đó không phải là thói quen của chúng tôi hoặc có lẽ nó là một yếu tố văn hóa, song tôi mang tất cả những chiếc túi, còn Tiantian thì không phải mang gì cả.
Hai ngày sau, giáo viên của Tiantian tới và nói chuyện với tôi: “Mẹ Tiantian à, con gái chị có thể tự làm được mọi việc ở trường…”. Người Nhật có thói quen là chỉ nói nửa câu, sau đó để người nghe tự hiểu
Ngay lập tức, tôi nhận ra rằng, cô giáo đang nói về chuyện gì. Song thấy tôi trầm ngâm nên cô ấy nói tiếp: “...việc xách những chiếc túi chẳng hạn…”. Sau sự nhắc nhở tế nhị này, tôi đã để cho Tiantian xách tất cả những chiếc túi của cháu.
Trong một cuộc họp phụ huynh, tôi đã nói với mọi người rằng thói quen của người Trung Quốc là bố mẹ nên xách mọi thứ thay cho trẻ con. Lúc đó, đến lượt các bà mẹ Nhật ngạc nhiên đến mức không nói được lời nào. Và sau đó họ hỏi: ‘Tại sao?’
Tại sao ư? Có phải là vì người Trung Quốc chúng tôi yêu những đứa con của mình nhiều hơn không?
3. Thay quần áo liên tục
Trường mẫu giáo của Tiantian có một bộ đồng phục riêng, khi tới trường, cháu phải cởi bỏ nó ra và thay một bồ quần áo khác dành để vui chơi. Nó phải tháo giày và đi một đôi giày bale màu trắng. Khi tới sân tập thể dục, lại phải thay giày một lần nữa. Sau giấc ngủ vào buổi chiều, bọn trẻ lại phải thay quần áo. Thực sự là rất phiền phức.
Khi ở lớp học Hoa Cúc, Tiantian thường bị chậm trễ trong việc thay quần áo. Tôi thì không thể làm việc này cho cháu được ngoài việc phụ giúp nó một tay. Song tôi nhanh chóng nhận ra rằng tất cả các bà mẹ Nhật đều đứng sang một bên và không giúp đỡ bọn trẻ chút nào hết. Tôi dần hiểu ra rằng, việc thay quần áo này đã dạy bọn trẻ cách sống tự lập.
Thông qua những gì mà chúng phải làm ở trường như thay quần áo, loay hoay với những rắc rối hàng ngày hay treo những chiếc khăn tay, những đứa trẻ Nhật đã bắt đầu học được thói quen giữ mọi thứ ngăn nắp từ khi chúng mới chỉ 2, 3 tuổi.
4. Mặc quần soóc vào mùa đông
“Trẻ con Nhật luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông. Lạnh không hề hấn gì với chúng. Ông bà của Tiantian ở Bắc Kinh đã rất lo lắng về việc này và cho rằng, tôi phải nói chuyện với cô giáo về vấn đề này, bởi lẽ, trẻ con Trung Quốc không thể chịu được lạnh.
Chắc các bạn không thể tưởng tượng được khi Tiantian mới bắt đầu vào trường mẫu giáo, ngày nào, cháu cũng bị ốm. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật thì câu trả lời của họ đã làm tôi kinh ngạc: “Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm mà!”
Nhìn những đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy nhảy, tôi nhận ra rằng chúng ta không nên quá nuông chiều con cái.
5. Chưa đầy 1 tuổi nhưng có thể thi đấu trong những hoạt động thể thao
“Tất cả những lớp học ở trường mầm non Nhật Bản đều được đặt tên theo các loài hoa. Ban đầu, Tiantian ở lớp học Hoa Cúc, sau đó là Hoa Loa Kèn và bây giờ là một trong số những ‘chị cả’ - lớp học Hoa Violet. Những đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi thì ở lớp học Hoa Đào.
Những ‘bông hoa đào’ chưa đầy 1 tuổi này không chỉ được đưa tới trường mầm non mà còn tham gia vào tất cả các hoạt động lớn như những buổi thi đấu thể thao hay những chương trình biểu diễn. Nhìn những đứa trẻ vừa khóc vừa bò về phía trước, tôi luôn cảm thấy rất thương chúng.
6. Những đội bóng đá nữ
“Khi bọn trẻ học tới lớp mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non, chúng bắt đầu với những bài học nhảy hàng tuần, giống như những bài tập thể dục thể chất ở nhà. Khi chúng học tới lớp lớn, sẽ có một trận đấu bóng đá. Khi mà bọn trẻ không tập nhảy cả ngày nữa nghĩa là chúng đang luyện tập bóng đá. Chúng cũng chơi như những vận động viên thực thụ, thậm chí là còn thi đấu với các trường mầm non khác. Tiantian đã bị thâm tím đầy người khi chơi trò chơi này song bù lại con bé khỏe khoắn và dũng cảm hơn.
Thực sự là khi chúng tôi mới tới Nhật Bản, sức khỏe của Tiantian thật là tệ. Bọn trẻ ở Nhật thường bắt đầu chơi bóng từ khi mới 3, 4 tuổi. Ở độ tuổi ấy, chúng bé hơn bọn trẻ Trung Quốc rất nhiều. Trong lớp của Tiantian, con bé lớn hơn hẳn những đứa trẻ khác nhưng lại rất yếu.
Bọn trẻ Nhật thì sẽ chạy quanh sân, còn Tiantian thì sao? Con bé sẽ bị cát nhét đầy giày và sẽ phải nhón chân để đi bộ. Một lần, bọn trẻ có một chuyến tham quan buộc chúng phải trèo lên một ngọn núi. Và Tiantian đã phải đi xuống núi và có 2 đứa trẻ Nhật khác nhỏ hơn đi cùng để dìu con bé. Con bé chưa từng leo bộ lên một ngọn núi trong một tiếng đồng hồ. Bây giờ thì nó đã khá hơn. Năm ngoái, ở Shangrila, Tiantian đã đi bộ trong vòng 4 tiếng mà không hề hấn gì.
7. Hệ thống giáo dục có tính hòa nhập
du hoc nhat banKhi còn ở Trung Quốc, tôi chỉ nhìn thấy lớp mẫu giáo của Tiantian một vài lần. Mỗi lớp đều có một phòng học riêng, song ở Nhật Bản thì không phải vậy.
Trước 9h30 sáng và sau 3h30 chiều, cả trường đều chơi cùng nhau. Trong sân, những đứa trẻ lớn cầm tay những đứa trẻ nhỏ, những đứa nhỏ đuổi theo những đứa lớn. Chúng chơi đùa rất vui vẻ, như thể anh chị em ruột.
Ví dụ như cách đây vài ngày, trong nhóm của Tiantian và một nhóm khác, sau khi biểu diễn tiết mục của chúng, bọn trẻ đã nói những điều làm cho tất cả các bậc phụ huynh đều phải bật khóc:
"Nhóm của con hôm nay rất vui bởi vì những em lớp dưới đã biểu diễn rất tốt. Đây là nhóm cuối cùng của bọn con. Khi bọn con bắt đầu học tiểu học, chắc chắn bọn con sẽ nhớ những người bạn này và trường của chúng con".
8. Dạy cách "mỉm cười" và nói "cảm ơn"
du học nhật bảnTrong những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc dạy kiến thức cho bọn trẻ.
Chúng không có bất kì quyển vở nào, chỉ có những cuốn phác thảo mỗi tháng một lần. Trong kế hoạch giáo dục của của nhà trường cũng không hề có những môn học như Toán, chữ kana (chữ Nhật), nghệ thuật hay âm nhạc. Và cũng không có cả Tiếng Anh hay những cuộc thi Olympia Toán học quốc tế. Họ cũng không dạy trượt băng hay bơi lội.
Khi bạn hỏi họ dạy bọn trẻ những gì thì bạn sẽ không bao giờ đoán được câu trả lời: "Chúng tôi dạy bọn trẻ cách luôn luôn mỉm cười!"
Ở Nhật, bạn ở đâu không quan trọng, bạn đang nói chuyện với ai không quan trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải ‘luôn mỉm cười'. Một cô gái luôn mỉm cười là cô gái xinh đẹp nhất.
Họ còn dạy những gì nữa? Họ dạy chúng nói ‘cảm ơn'.
Có những điều được chú trọng trong nền giáo dục của Nhật song lại không được quan tâm nhiều ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sau 3 năm, tôi nhận thấy rằng Tiantian đã có những tiến bộ về các môn như âm nhạc, nghệ thuật và đọc. Sự tiến bộ này là nhờ phương pháp giáo dục toàn diện.
9. Số lượng các hoạt động
Du hoc NhatNhìn vào lịch thì có thể biết những ngày tôi phải chuẩn bị bữa trưa cho Tiantian. Đây là những ngày con bé có những buổi dã ngoại. Tôi không thể đếm được con bé đã leo núi mấy lần, được đi thăm bao nhiêu hồ nước, được đi tham quan và nhìn thấy bao nhiêu động vật và cây cối.
Ngoài ra, Tiantian còn tham gia làm bánh, tới những ngày hội thể thao, biểu diễn ở những sự kiện cộng đồng, tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển lãm... Chỉ có thể nói rằng có rất nhiều các hoạt động trong trường mầm non Nhật Bản.
10. Tổ chức tất cả các ngày lễ
du hoc nhat ban"Điều này cũng thực sự làm tôi ngạc nhiên. Giống như tôi đã nói ở trên, các trường mầm non của Nhật Bản tổ chức tất cả các ngày lễ truyền thống của họ: Ngày Con Gái, Ngày Con Trai, Lễ hội Ma đói... Không chỉ có vậy, họ còn tổ chức ngày Renri (đêm thứ 7 của năm mới theo lịch âm) và ngày Qixi.
Có buổi học, Tiantian trở về nhà và nói với tôi rằng: "Hôm nay, cô giáo hỏi con người Trung Quốc tổ chức những ngày lễ này như thế nào và con đã nói rằng con không biết". Thật là xấu hổ! Chính tôi cũng không biết câu trả lời!"
11. Năng lực của giáo viên
du hoc nhat ban"Trong một lớp học ở Nhật, có từ 10 đến 30 học sinh nhưng chỉ có 1 giáo viên. Ban đầu, tôi đã băn khoăn về điều này. Nếu cô giáo có thể để mắt được tới tất cả bọn trẻ thì quả thực cô ấy rất giỏi. Sau đó, tôi nhận ra rằng mình đã đánh giá thấp những giáo viên mầm non nơi đây. Chỉ với một giáo viên, những tác phẩm của 30 đứa trẻ, chỉ huy một đội trống (rất chuyên nghiệp), việc học nghệ thuật, âm nhạc, học đọc, ngày sinh nhật của chúng, những nhóm mà chúng tham gia và các ngày hội thể thao...tất cả đều được sắp xếp một cách ngăn nắp và cẩn thận.
Hãy nhìn cô giáo xem, cô ấy luôn bình tĩnh và thoải mái. Và cô ấy đã khoảng 50 tuổi rồi đấy! Tôi rất khâm phục cô ấy!"
12. Sự ảnh hưởng của Phật giáo
du học nhật bản"Có lẽ Kyoto là thành phố có nhiều đền chùa hơn bất kì thành phố nào của Nhật Bản. Nó có một không khí linh thiêng. Hàng tuần, Tiantian đều được đưa tới các đền chùa. Trong lễ hội quan trọng nhất, con bé phải quỳ trước Phật và có những hoạt động vào ngày sinh của Phật cũng như ngày Nirvana.
Hôm qua, Tiantian đã tới đền Nishi Honganji để xin một điều ước. Con bé được đại diện cho cả lớp dâng lên Phật những bông hoa. Tôi đã hỏi xem nó ước điều gì và con bé nói rằng: "Con ước rằng con sẽ luôn tin tưởng vào Đức Phật, luôn đối xử với mọi người bằng tấm lòng biết ơn và luôn quan tâm tới những gì người khác nói".

Theo Nguyễn Thảo




NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH: Kỷ Vật Cho Em & Chiến Sĩ Vô Danh




Vài Phát Minh Của Con Người - Vài Phim Youtube Để Hiểu Rỏ Hơn Về Môn Tân Vật Lý Với Michio Kaku: 

The World's Future MEGAPROJECTS (2015-2030's)
https://youtu.be/yOCpo10zQlM
The Cicret Bracelet: Like a tablet...but on your skin. (www.cicret.com)
https://youtu.be/9J7GpVQCfms
Top 5 Future Technology Inventions | 2019 - 2050
https://youtu.be/vbNHCn2gHQ4
Top 10 Future Technology That's Here Right Now
https://youtu.be/eRCKYLjR7yw
The Amazing Power of Your Mind - A MUST SEE!
https://youtu.be/cLqjK3ddSy0
Mind Blowing Machines - Innovations From Some of the World's Most Brilliant Minds - Cool Inventions
https://youtu.be/obufBpdyEhw
Catalyst - Tunnel Boring Machines (2014)
https://youtu.be/Bp_2vHRpFhU
Meet Crossrail's giant tunnelling machines
https://youtu.be/z38JIqGDZVU
Michio Kaku: Is God a Mathematician?
https://youtu.be/jremlZvNDuk
Michio Kaku: The Universe in a Nutshell
https://youtu.be/0NbBjNiw4tk
Dr. Michio Kaku - Next World in 2030 [Best documentery]
https://youtu.be/i05L3GlaW5k
2057 - Michio Kaku - The Body ep. 1
https://youtu.be/ohKB5RdPOSA
2057 - Michio Kaku - The City ep. 2
https://youtu.be/SnPNAP_STBE
2057 - Michio Kaku - The World ep. 3
https://youtu.be/f9r1vJncn5o

Frustrated in Debate Dr. Michio Kaku Admits America Has A Secret Super Weapon: Chiếu Khán H1-B Dành Cho Chuyên Viên Xứ Ngoài
https://youtu.be/CrE9z1JFT1Y





Phim hoạt hoạ với hình ảnh như thật:

Quiet Story All Cutscenes - Metal Gear Solid 5 The Phantom Pain 60FPS
https://youtu.be/vUDhtpaDFF4
Quantum Break - Game Movie
https://youtu.be/5-TQcYD-6Fc
Mortal Kombat 9 THE MOVIE HD All Cutscenes Full Story Mode
https://youtu.be/TvKlZWKWIyY
The Last Of Us - The Movie (Marathon Edition) - All Cutscenes/Story With Gameplay (HD)
https://youtu.be/ZkLPKd-Vs8g
Tomb Raider (Definitive Edition) All Cutscenes Game Movie 1080p
https://youtu.be/KYV29WLphmI
Metal Gear Solid V: The Phantom Pain THE MOVIE - Full Story
https://youtu.be/fvqeEYEtXAk
Uncharted 4: A Thief's End All Cutscenes (Game Movie) Full Story 1080p HD
https://youtu.be/_rOeDXkdDCQ
Call Of Duty Advanced Warfare - Game Movie
https://youtu.be/aMYhjSjhAMY
Mass Effect 3 Game Movie (All Cutscenes) HD
https://youtu.be/IxCMIsJTL0o
H5: Guardians Game Movie (All Cutscenes) 60FPS 1080p HDalo 
https://youtu.be/Vr08_8mJZsE
Gears of War: The Complete Saga (Gears of War, GOW 2, GOW 3, Judgement, Raam's Shadow, Dark Corners) 
https://youtu.be/ftEKg7kYi0M





Truyện Kiếm Hiệp  Của KIM DUNG:

[Vietsub] Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2009 Tập 01
https://youtu.be/HqWAAyeuJhM?list=PLiogoxrYooJeLGERfoF4gdR394uib-f4y





Phim Kiếm Hiệp:

[Thuyết Minh] Lục Tiểu Phụng Và Hoa Mãn Lâu 01
https://youtu.be/9Es80o0LBts?list=PLExrsQfNuw5ohj1elK4IdDX6uoeSnp1Yi
Phong Vân hùng bá thiên hạ - Tập 1
https://youtu.be/PLlMc84fNDM?list=PLsMnc4IDdSQ57iBTagIvCU-VL63kmrvoN







NGƯỜI LÍNH BIỆT ĐỘNG QUÂN

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
https://youtu.be/kb_QnzUT5AY